Năm 2019, Hằng thi và trúng tuyển vào ngành Quản trị Logistics của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Những ngày đầu trên giảng đường, nữ sinh Thanh Hóa phải làm quen với việc mỗi buổi thầy cô thường dạy hết một chương dài khoảng 20-30 trang sách. Dù “hơi sốc” nhưng Hằng vẫn giữ thói quen như khi còn học cấp 3, tập trung nghe giảng ngay trên lớp. Nhờ vậy, kiến thức ghi nhớ sâu, Hằng không phải vất vả học lại từ đầu trước mỗi kỳ thi hết môn.
Chỉ tập trung học và đi gia sư, ngay kỳ đầu tiên, nữ sinh xứ Thanh đã trở thành sinh viên duy nhất toàn khóa đạt điểm tổng kết 4.0/4.0.
Dẫu vậy Hằng thừa nhận, để đạt được kết quả đó, bản thân cũng phải đánh đổi rất nhiều. Có giai đoạn trước khi thi, nữ sinh chỉ tập trung học nên thường ngủ rất ít. Đỉnh điểm vào kỳ 1 năm 2, Hằng tụt từ 52kg xuống 46kg.
“Lúc đó, do em chưa biết cách học hiệu quả và phân bổ thời gian hợp lý nên mất khá nhiều thời gian cho việc ghi nhớ kiến thức”.
Loay hoay tìm kiếm phương pháp, Hằng nhận ra rằng ở bậc học này, việc tự học là rất quan trọng, nhưng cũng cần có những người bạn để hỗ trợ nhau tiến lên. Vì thế tới kỳ 2 năm 2, ngoài những giờ tự học, nữ sinh thường học bài cùng nhóm bạn thân.
“Trước mỗi kỳ thi, chúng em thường tập trung cùng nhau ôn tập theo chủ đề. Với vấn đề khó, cả nhóm sẽ tìm cách để gỡ từng vướng mắc. Việc giảng cho nhau nghe cũng rất hiệu quả giúp cả nhóm hiểu vấn đề sâu hơn”, Hằng nói.
“Em thấy mình vẫn rất nhỏ bé”
Liên tục đạt học bổng khuyến khích của trường nhưng khi thấy các anh chị khóa trên giành được danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương, Hằng nhận ra chỉ đạt điểm cao thôi chưa đủ.
Cuối năm 2, Hằng bắt đầu tham gia vào câu lạc bộ Logistics của trường và đăng ký một số cuộc thi để tích lũy kinh nghiệm. Chính những trải nghiệm này khiến nữ sinh tiếc nuối “giá như mình tham gia sớm hơn”.
Cô gái xứ Thanh từng đạt giải trong cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam. Tiền đề này khiến Hằng hứng khởi và tiếp tục “chinh chiến” thêm một số cuộc thi khác liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp. Năm thứ 4, Hằng là một trong 200 sinh viên cả nước và là sinh viên duy nhất của trường giành được học bổng của Tập đoàn Deloitte.
Suốt 4 năm, tổng số học bổng Hằng đạt được qua các cuộc thi lên tới hàng trăm triệu đồng. Dẫu vậy theo Hằng, điều quý giá nhất nữ sinh nhận được qua các cuộc thi là có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với các anh chị trong doanh nghiệp và những người bạn cùng tuổi tài năng.
“Em thấy mình nhỏ bé còn mọi người quá giỏi. Nhờ vậy, em cũng được mở mang, truyền cảm hứng nhiều điều. Giống như khi tham dự một buổi đào tạo trực tiếp của Deloitte, em được chia sẻ về việc cần nhìn vấn đề bằng nhiều con mắt khác nhau, không nên tiêu cực quá nhưng cũng không nên màu hồng quá. Các góc nhìn, chia sẻ ấy đều rất khác những điều em từng suy nghĩ trước đây”, Hằng chia sẻ.
Có duyên với các học bổng, giải thưởng nhưng Hằng cũng từng hụt hẫng vì trượt học bổng của một doanh nghiệp lớn. Băn khoăn không biết mình làm chưa tốt ở đâu, Hằng chủ động gửi email tới người phỏng vấn để hỏi lý do vì sao mình không đạt. Sau đó, nữ sinh nhận lại phản hồi là do em chưa tiết chế và quá tự tin. Đó cũng là bài học khiến Hằng ghi nhớ sâu sắc.
Vũ Thị Hoa, sinh viên năm hai, thành viên câu lạc bộ Logistics của Trường ĐH Giao thông Vận tải ấn tượng về Hằng khi đạt được nhiều thành tích, giải thưởng trong 4 năm học. “Chị Hằng đã truyền cảm hứng cho chúng em, đến nỗi mọi người hay trêu cần phải “đúc tượng” chị Hằng. Chúng em luôn ngưỡng mộ và nhìn tấm gương của chị để học tập”, Hoa chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, Ngô Thị Hằng tập trung học tiếng Trung với mục tiêu đi du học Trung Quốc. Hằng cho rằng, Trung Quốc là “trung tâm logistics của thế giới”, do đó đây sẽ là môi trường thuận lợi để nữ sinh phát triển chuyên môn. Ngoài ra, Hằng còn đang thử thách bản thân trong một số lĩnh vực mới. Hiện Hằng đang là KOL trong mảng sách với kênh Tiktok gần 20.000 lượt theo dõi.
Nhìn lại hành trình đã đi qua, Hằng biết ơn bố mẹ luôn cố gắng đầu tư cho mình.
“Trước đây nhà em luôn nằm trong danh sách nghèo và cận nghèo. Khi đi học, lúc nào em cũng nhận được hỗ trợ. Dẫu vậy, bố mẹ luôn đề cao và đảm bảo việc học của con. Gia đình chính là động lực lớn nhất để em luôn nỗ lực phấn đấu học tập”, Hằng nói.
Cũng là một người có thói quen tiết kiệm trong chi tiêu, chị Trâm Anh (TP.HCM) chia sẻ: “Nhiều người vẫn nghĩ tiết kiệm là giảm tối đa các nhu cầu tiêu dùng của mình, tuy nhiên, điều này sẽ khiến chuẩn sống của mình bị thấp xuống. Thay vào đó, chỉ cần có kế hoạch chi tiêu thông minh, với sự hỗ trợ của công nghệ, việc tiết kiệm sẽ không khó. Cứ tích tiểu thành đại, hàng tháng, hàng quý, bạn sẽ nhận thấy mình dư ra một khoản mà mình cũng không ngờ tới. Chẳng hạn, bạn có thể lên kế hoạch mua sắm cho những món đồ thiết yếu, tận dụng tối đa những khuyến mãi. Ngay cả những khoản chi cố định như Internet, nếu chịu khó, bạn cũng sẽ tiết kiệm được kha khá tiền”.
Dưới đây là cách mà những người theo “trường phái” tiết kiệm như Trâm Anh thường làm để giảm cước Internet hàng tháng mà theo chị, đây cũng là cách có thể áp dụng cho nhiều khoản chi phí khác.
Chọn gói cước phù hợp với nhu cầu sử dụng
Thời đại 4.0, Internet đã trở thành một nhu cầu thiết yếu và ngốn của bạn một khoản chi phí hàng tháng. Chúng ta luôn muốn lướt web với tốc độ nhanh nhất, mạng không bị chậm hay giật, nếu chỉ sử dụng vài thiết bị kết nối Internet cho những nhu cầu cơ bản như lướt web, xem phim… bạn nên chọn những gói cước cơ bản nhất. Tuy nhiên, nếu làm việc tại nhà, hay chơi game, xem phim HD hoặc livestream trên các nền tảng youtube, tiktok… bạn có thể cân nhắc chọn những gói cước tốc độ cao. Điều này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm được một khoản hàng tháng mà còn đảm bảo tốt nhất cho trải nghiệm Internet của cả gia đình.
Hiện nay, các nhà mạng đều có những gói cước Internet hộ gia đình phù hợp phục vụ cho nhu cầu học tập, làm việc, giải trí đa dạng của người dùng. Mỗi gói cước đều có hướng dẫn cụ thể về số lượng thiết bị sử dụng, tốc độ đường truyền, nếu không thật sự am hiểu, bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn để lựa chọn cho mình một gói cước phù hợp nhất. Ngoài ra, nếu sử dụng nhiều cùng lúc (Internet, truyền hình), người dùng nên đăng ký gói combo để hưởng mức giá ưu đãi so với các gói lẻ thông thường.
Trả trước 6 tháng hoặc 12 tháng
Trâm Anh cho biết, từ khi lên kế hoạch tiết kiệm, cô từ bỏ thói quen mua lẻ và đa phần mua đồ theo lố với hàng tiêu dùng và trả trước những gói cước có khuyến mãi lớn với các khoản cố định. Những món đồ thiết yếu như hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, gia vị, những thứ đồ gia dụng thiết yếu, cô thường chọn để sẵn vào giỏ hàng với số lượng có thể dùng trong 3,4 tháng hoặc hơn và chờ đến khi có khuyến mãi là mua. Nhờ “chiêu này”, cô ước tính mỗi món đồ mình có thể tiết kiệm từ vài chục đến vài trăm ngàn.
Với dịch vụ Internet, Trâm Anh thường chọn trả trước 12 tháng để được tặng thêm 1 tháng cước từ nhà mạng. “Nhìn chung, các nhà mạng đều đưa ra rất nhiều các kỳ hạn thanh toán cho khách hàng, ví dụ với Viettel chỉ cần đóng trước 6 tháng cước sẽ được nhận ưu đãi cộng điểm Viettel++. Tuy nhiên, mình luôn chọn gói cước trả trước 1 năm để được hưởng ưu đãi tối đa (tặng thêm 1 tháng cước). Đây cũng là bí quyết không chỉ tiết kiệm thêm được một khoản mà còn giúp mình không phải bận tâm đến kỳ hạn thanh toán vào mỗi cuối tháng”, Trâm Anh chia sẻ.
Thanh toán trực tuyến và tận dụng tối đa khuyến mãi
Thanh toán trực tuyến hiện nay đã trở nên phổ biến khi đa số mọi người đều nhận lương, thưởng qua thẻ. Thói quen này cũng được nhiều người ưa chuộng vì vừa tiết kiệm thời gian, có công cụ hỗ trợ nhắc thanh toán cước và đặc biệt là thường xuyên được nhận khuyến mãi.
Chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập, Viettel đang tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi để tri ân các khách hàng và thu hút người dùng mới. Theo đó, từ nay đến hết tháng 6/2024, khách hàng đang sử dụng dịch vụ có thể được nhận từ 1.000 điểm đến 35.000 điểm khi nâng cấp lên các gói cước Mesh wifi (gói cước kèm giải pháp mở rộng vùng phủ wifi); khi tham gia đóng cước trước hoặc trải nghiệm các tính năng trên ứng dụng My Viettel như: Quản lý modem, Tra cứu cước… Các khách hàng hòa mạng mới cũng sẽ được tặng từ 10.000 đến 35.000 điểm (tùy theo gói cước khách hàng đăng ký).
Tiết kiệm mà không làm ảnh hưởng chất lượng sống hoàn toàn không khó nếu chúng ta biết cách. Hơn nữa, ngay cả khi kinh tế ổn định, việc duy trì thói quen tiết kiệm ở từng nhu cầu tiêu dùng cụ thể sẽ giúp mỗi người kiểm soát được chi tiêu để luôn ở trong trạng thái an toàn về tài chính và tốt hơn nữa là có thể tích lũy phòng ngừa những lúc rủi ro.
Minh Ngọc
" alt=""/>Bí quyết dùng Internet ‘thả ga’ mà vẫn tiết kiệm chi phí"Việc dịch chuyển nhân lực y tế từ khu vực công sang khu vực tư diễn ra khá tự nhiên, phổ biến ở các thành phố, đô thị lớn. Ranh giới công, tư dần không còn rõ nét", Bộ Y tế nhận định.
Cơ quan này cũng cho rằng xu hướng cạnh tranh trong thu hút nhân tài giữa khu vực y tế tư nhân - công lập ngày càng gay gắt. Bệnh viện có nhiều bác sĩ làm toàn thời gian có bề dày kinh nghiệm, danh tiếng, bệnh viện càng uy tín càng thu hút người đến khám chữa bệnh. Yếu tố khiến nhân lực y tế gắn bó với tổ chức là tầm nhìn của cấp quản lý, của lãnh đạo; sự rõ ràng trong định hướng phát triển tổ chức, định hướng phát triển cá nhân và văn hóa trao quyền.
"Tất cả những yếu tố trên, khối tư sẽ làm tốt hơn khu vực công", theo Bộ Y tế.
Cạnh tranh về thu nhập không phải là yếu tố ảnh hưởng tiên quyết
Phân tích chi tiết về nguyên nhân, ngoài áp lực công việc cao; ảnh hưởng của các vụ việc vi phạm quy định pháp luật trong đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị; dịch Covid-19; áp lực gia đình, người thân, xã hội, Bộ Y tế một lần nữa đề cập vấn đề "thu nhập" để lý giải cho hiện tượng này.
Sau 7,5 năm học và thực hành (học 6 năm và 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề) rất khó khăn, mức lương của một bác sĩ trẻ trong đơn vị công lập chưa đến 5 triệu đồng (đã bao gồm phụ cấp ưu đãi nghề 40%), chưa trừ nộp BHYT, BHXH.
"Mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống, khó giữ chân cán bộ làm trong cơ sở y tế công lập. Mức thu nhập tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3-4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5-6 lần", Bộ Y tế nêu rõ. Dù vậy, Bộ Y tế vẫn cho rằng "cạnh tranh về thu nhập không phải là yếu tố ảnh hưởng tiên quyết".
Ví dụ, một số nhân lực y tế cho rằng bộ máy các cơ quan, đơn vị công lập thường cồng kềnh, cách thức làm việc cứng nhắc, cơ chế đánh giá hiệu quả công việc chưa rõ ràng, năng lực, tâm huyết không được phát huy.
Một trong những giải pháp được Bộ Y tế đưa ra là đề nghị Chính phủ cho phéptính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế kể cả giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT; có chính sách chưa thực hiện giảm biên chế sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, cho phép tăng định mức số lượng người làm việc tối thiểu tại trung tâm y tế huyện, xã...